Các phương thức thanh toán quốc tế
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán là quyền và nghĩa vụ cơ bản của hai bên là người bán và người bán và người mua. Do vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên luôn ưu tiên lựa chọn những phương thức thannh toán thuận tiện cho mình nhất. Bài viết hôm nay mình sẽ đưa ra một số phương thức thanh toán cơ bản để các bạn tham khảo.
I.Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại:
Chuyển tiền bằng điện: đây là phương thức chuyển tiền bằng tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay khi tham gia mạng SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF
Chuyển tiền bằng thư: Phương thức này chi phí chuyển sẽ thấp hơn song tốc độ lại chậm hơn.
Chuyển tiền là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Khi áp dụng phương thức này thì hai bên phải mua bán phải có tín nhiệm rất cao. Để phòng ngừa rủi ro các bên nên xây dựng lộ trình chuyển tiền như là : chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toàn nốt phần còn lại vào thời điểm nào?
Xem thêm >>> Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM
Phương thức tín dụng bằng chứng từ
a. Bản chất phương pháp tín bụng bằn chứng từ
Thực tế trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà sản xuất giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu, nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong quá trình áp dụng phương thức thanh toán này các bên cần lưu ý về đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai
L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thư tín dụng là một kiểu “mua bán chứng từ “
b. Những lưu ý khi sử dung L/C
– Đối với nhà nhập khẩu thì phải làm thủ tục soạn và nộp đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Để đảm bảo tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng , nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác
– Đối với nhà sản xuất, cần phải kiểm tra kỹ thư tín dụng bởi nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà sản xuất không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó đòi được tiền , nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng
Phương thức ghi sổ
Là phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hóa hay dịch vụ , đến từng định kỳ người mua trả tiền cho người bán
phương thức thanh toán ghi sổ
Phương thức thanh toán ghi sổ
Đặc điểm của phương thức này là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. Phương thức này thường được dùng cho thanh toán nội địa, thánh toán phi mậu, thanh toán gửi bán hàng ở nước ngoài. Trình tự tiến hành:
Giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa
Báo nợ trực tiếp
Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán
Phương thức thanh toán nhờ thu
Đây là phương thức mà người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát
phương thức nhờ thu
Quy trình ủy thác
Căn cứ vào hơp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người nhập
Người xuất khẩu lập bộ chứng từ, phát hành hối phiếu và gửi cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu tiền hộ
Nhận được bộ chứng từ hàng hóa, hối phiếu do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ và lập thư ủy nhiệm, rồi gửi các chứng từ ấy cho ngân hàng nước người nhập khẩu
Ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra những nội dung trên các chứng từ đó, rồi thông báo cho người nhập khẩu biết
Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hối phiếu hoặc trả tiền ngay bộ chứng từ đó
Ngân hàng nhập khẩu làm thủ tục chuyển trả số tiền ấy cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng xuất khẩu
Ngân hàng xuất khẩu trả tiền cho người xuất khẩu
2. Quy trình nhờ thu
Nhờ thu phiếu trơn: nhờ thu không kèm chứng từ, loại này thường được dùng trong thanh toán chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thường
Ủy thác thu kèm chứng từ: Tùy theo cách thức trả tiền của người nhập khẩu, mà ủy thác thu kèm chứng từ có thể chấp nhận trả tiền trao chứng từ DA hoặc trả tiền trao chứng từ DP
Bảo lãnh và tín dụng dự phòng
Thực chất đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành máy móc, thiết bị, bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc, bảo lãnh thanh toán
Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người hưởng thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo quy tắc
Bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng được sử dụng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên. Do vậy, trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị lớn như máy móc, thiết bị các bên cũng nên xem xét và áp dụng các biện pháp bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.
II.Kết luận
Trên đây mình vừa nêu ra 5 phương pháp thanh toán quốc tế cơ bản, mỗi một phương pháp khác nhau sẽ giúp bảo vệ bạn ở mức độ an toàn khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn và đối tác, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch và trong một số trường hợp thì tùy thuộc vào quy định của quốc gia của đối tác yêu cầu để bạn có thể chọn ra phương pháp thanh toán quốc tế phù hợp.